Silic là gì, silic có tác dụng như thế nào, silic có nguồn gốc từ đâu, silic trong nông nghiệp,
Silic có nhiều loại, nhiều nguồn khác nhau. Thông thường trong đất có hàm lượng Silic là thành phần chính từ 50-60% tùy loại đất. Hạt cát và một số loại đá cũng có Silic (đặc biệt cát có hàm lượng Silic rất cao 80-90%), nhưng quan trọng nhất là Silic đó ở dạng hòa tan được hay không, cây trồng có sử dụng được hay không. Silic trong cát và đá đa phần không thể hòa tan do vậy cây trồng không hấp thụ được. Silic, nguyên tố nhiều đứng thứ 2 trên trái đất, dạng ưu thế của nó là acid mono silic Si(OH)4 . Acid silic được tìm thấy trong dung dịch đất chứa khoảng từ 3,5 - 4,0 mg/l ( từ 3,5 – 4,0 ppm). Trong các loại khoáng chứa Si thì khoáng Clinoptiolite có chứa hàm lượng SiO2 cao hơn rất nhiều so với các loại khoáng khác và đặc biệt là có tỷ lệ Si02 hữu hiệu cao (có thể hòa tan được) đạt đến 65-70%, vì vậy SiO2 được cây trồng hấp thu được ngay khi bón vào trong đất.
Cây hút silíc và tích luỹ trong thành tế bào ngăn chặn sự xâm nhập của tế bào sợi nấm vào tế bào. Hơn nữa, silíc làm tăng tính chống chịu bệnh hại do nấm bằng cách tạo vách ngăn cơ học và tích luỹ chất phenol như là chất diệt nấm (fungicide) diệt hết tế bào khuẩn ty có manh nha xâm nhập vào tế bào. Các thí nghiệm của Datnoff (1991) và Willow (1992), bón silic làm cho lúa tăng đáng kể tính kháng bệnh và làm tăng năng suất lúa lên 56 đến 88%. Ngoài ra, Belanger và Mezies đã kết luận silic làm giảm đáng kể bệnh phấn trắng, thối gốc (Pythium ultimum) và thối rễ (Pythium aphanidermatum) trên dưa chuột trong điều kiện thuỷ canh trong nhà kính.
Trong việc chịu hạn và mặn, silíc giúp cây hạn chế thoát hơi nước, duy trì nước trong lá ở mức cao, ổn định nhờ việc tạo thành lớp biểu bì kép silica-cutic (sừng cứng).
Nhiều nghiên cứu cho thấy silíc giúp cây loại bỏ khả năng bị ngộ độc mangan, sắt và nhôm vì silic giúp cây phân phối các nguyên tố kim loại này một cách hợp lý. Nếu thiếu silic, các nguyên tố kim loại này tích trữ không đều, gây nên ngộ độc. Bên cạnh đó, silic còn giúp loại bỏ sự mất cân đối dinh dưỡng có hại giữa kẽm và lân trong cây làm cho cây khoẻ hơn.
Khi xem lại 151 công thức dinh dưỡng trong quá khứ, Hewitt (1966) tìm thấy 01 vài công thức có thành phần Si. Epstein (1994) khuyên nên thêm Si = 0.25 mM (từ Sodium Silicate, Na2SiO3) trong công thức Hoagland.
Morgan (2000a) cũng có báo cáo kết quả trong thử nghiệm ở New Zealand khi thêm Si = 140 ppm trong công thức cho cây xà lách và cây đậu. Các nghiên cứu (Belanger et al., 1995) đối với cây cà chua và dưa leo đã chỉ ra rằng việc thiếu Silic, cây trồng ít khỏe mạnh, cứng cáp và khả năng đề kháng chống lại các loại côn trùng và vi sinh vật gây hại như: sâu, rầy, nấm và vi khuẩn yếu hơn.
"Some have suggested that the elements essential for animals — arsenic (As), chromium (Cr), cobalt (Co), fluorine (F), iodine (I), nickel (Ni), selenium (Se), and vanadium (V) — but not for plants, would be good candidates for inclusion in a nutrient solution. The two elements where essentiality has been supported by research studies are nickel (Ni) (Brown et al., 1987) and silicon (Si) (Takahashi et al, 1990; Morgan, 2000), with Si being the element that some recommend for inclusion in a nutrient solution formulation as silicic acid (H4SiO4) at 100 ppm. Potassium silicate and sodium silicate have been suggested as equally suitable sources of Si for addition to a nutrient solution." (J Benton Jones, Jr.)
Cây trồng phát triển tốt nhất khi công thức dinh dưỡng chứa 100 mg/l (ppm) của silicic acid (H4SiO4). Silic có thể bổ sung từ Na Silicate (Na2SiO3) hay K silicate, dễ hòa tan hơn Silicic Acid.
Đối với cây cà chua, Dưa leo, Dâu tây, Đậu nành: Thiếu Si là nguyên nhân giảm mạnh năng suất trái và cũng gây ra dị hình trái (giống như thiếu Ca và B), các lá phát triển sớm, héo, lão suy sớm, khả năng sống sót của hạt phấn bị suy giảm, ảnh hưong đến tỷ lệ thụ phấn và không có sự hình thành trái.
Tóm tắt:
Nhận xét của Viện lúa quốc tế cho thấy rằng silic có các tác dụng sau đây đối với lúa:
- Giúp cho chống sự xâm nhập vủa vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nếu cây lúa có tỷ lệ silic cao thì sâu đục thân, sâu cuốn lá cũng khó xâm nhập.
- Làm cho lá đứng giúp cho cây quang hợp tốt.
- Làm cho cây cứng chống ngã, đổ.
- Làm giảm sự mất nước giúp cho cây chống hạn và chống nóng.
- Làm tăng khả năng oxy hóa của rễ lúa làm giảm tác hại do hút quá nhiều sắt và mangan.
Các tác dụng khác được ghi nhận và ở nhiều loại cây là:
- Cần cho sự tạo thành diệp lục, cần thiết cho quang hợp.
- Làm tăng hiệu quả sử dụng phân lân và hiệu quả sử dụng phân đạm.
-------------------------------
GS MAI VĂN QUYỀN
Một bài khá hay về silic:
Sử dụng phân NPK Đầu Trâu không những có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà cũng sẽ bảo đảm đầy đủ nhu cầu chất Silic cho cây, lại rất tiện lợi.
Nhiều nhà khoa học đã chứng minh, cây được cung cấp đủ Silic ( SiO2SiO2 ) sẽ tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, đều tăng năng suất…
Trong số nhiều chất khoáng được phát hiện thấy trong cơ thể cây (có tài liệu nói là 60 chất, cũng có tài liệu nói 74 chất…) nhưng người ta cũng chọn ra 16 chất dinh dưỡng thiết yếu, đó là C,H,0,N,P,K,S,Mg, Ca,Fe, zn, Cu,Mo, Mn, Mo,B.
Đến năm 1998, Lincohn Taiz, bổ sung thêm 3 chất thiết yếu cho cây nữa, đó là Na, Si và Ni, làm cho tổng số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây lên con số 19, không phải là 16 như trước đó.
Các sản phẩm phân bón chuyên dùng của Bình Điền luôn có đủ lượng silic phù hợp và cần thiết cho cây trồng
Vậy là chất Silic mới được coi là dinh dưỡng thiết yếu gần đây. Nhưng người ta cũng chưa xác định được liệu Silic tham gia vào thành phần cấu tạo và giữ nhiệm vụ gì trong cây? Cũng có người cho rằng Silic không có vai trò sinh lý gì ngoài nhiệm vụ làm cứng tế bào của cây. Vì khi trồng cây trong dung dịch, không bón Silic thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Tuy vậy, khi phân tích cây ta thấy, để có được 1 tấn thóc, cây lúa hút khoảng 18 - 20 kg N thì có đến 80 kg SiO2SiO2 . Cũng có tài liệu khác nói là 103 kg SiO2SiO2 . Đặc biệt trong vỏ trấu chiếm đến 27 kg Silic/1 tấn thóc.
Như vậy là cây hút Silic còn nhiều hơn N và K. Dù chưa thống nhất về vai trò sinh lý của Silic trong cây, người ta vẫn xác nhận cây hút nhiều Silic thì có khả năng chống đổ ngã tốt, chống sự xâm nhập của sâu bệnh, như sâu đục thân, sâu cuốn lá.
Cây có nhiều Silic thì bộ lá đứng, cây quang hợp tốt, Silic làm cây giảm thiểu sự mất nước nên có khả năng chống hạn, chống nóng, chống úng tôt, tăng khả năng chống oxy hóa, giảm tác hại do hút quá nhiều Fe, Al và Mn.
Một số tác giả khác cũng ghi nhận là cây hút nhiều Silic giúp tạo chất diệp lục thuận lợi, tăng khả năng quang hợp, tăng hiệu quả sử dụng P và N, làm thuốc lá dễ cháy, tăng chất lượng của thuốc. Cây nào khi được cung cấp silic cũng đều tăng năng suất.
Theo S.Yoshida (IRRI), khi hàm lượng Silic trong lá lúa dưới 5% là cây thiếu Silic nghiêm trọng. Khi hàm lượng Silic trong lá dưới 11% bón Silic đã có hiệu quả.
Vậy cây hút Silic như thế nào? Cây hút Silic dưới dạng Si03-2, khi tính, được quy đổi ra dạng % Si02 và cây trồng nào cũng cần đến Silic.
Các loại phân nào có chứa Silic? Silic được tìm thấy ở nhiều loại sản phẩm:
Trong phân lân nung chảy chứa từ 24 - 32% Si02. Như vậy nếu muốn bón cho cây khoảng 60 kg P205/ha, thì chỉ cần bón bón 360 kg phân là đã có đủ 86 - 115 kg Si02 cho cây lúa. Số lượng này đủ thỏa mãn Silic cho cây trong 1 vụ.
Từ Sillicon (H4Si04) có chứa 10% Si02, 6% Mg0, 12% CaO, loại này là sản phẩm của Tập đoàn Fooktien (Thailand).
Sản phẩm thủy tinh lỏng: Na2Si03, gọi là Sodium silicate, hay Water glass hoặc Natri silicate. Công thức Na2Si03 mNa20.nSi02. Hàm lượng Sodium silicate (Na2Si03): 40 - 41%,Si02 chứa 25 - 27%, nước (H20 là 59 - 60%);
Sản phẩm Sodium silicate pentahydrate: Si03Na2.5H20, dạng hạt màu trắng có hàm lượng Si02 là 28,5%, Na 28,5%, H20 45,5% và Fe 100 ppm max;
Sillico photphat canci: Ca03.P205.Si02, chứa P205 63 - 64%, Ca0: 21 - 26%, Si02: 10 - 11%;
Xỉ lò cao (phế thải của ngành luyện gang thép) Ca0: 35 - 45%, Si02: 30 - 40%; Al203: 10 - 20%; Mg0: 2 - 20%;
Một số khoáng sản chứa Silic như Secpentine (2Mg2Si03.2H20 hay Mg3H4209 chứa Mg0 18 - 25%, Si02 40 - 48%); Magnessium oxide chứa Si02 37,82%, Ca0 4,26%, CaC03 7,61%, Mg0 35,46%,MgC03 74,18%, Fe203 11,18%, Fe tổng số 7,82%, Mn0 0,0165%.
Trong các loại sản phẩm nói trên, có loại nào ta sử dụng loại nấy. Ở nước ta, phân lân nung chảy hay secpentin là những sản phẩm dồi dào, nhiều nông dân đã biết sử dụng, giá phải chăng. Ở những nơi gần cơ sở luyện gang thép có thể sử dụng sản phẩm phế thải của xỉ lò cao. Ta cũng có thể sử dụng loại Siliicon, loại này đang được lưu hành ở Việt Nam.
Sử dụng các loại sản phẩm có chứa silic cho các loại cây trồng, đặc biệt là các cây hòa thảo như lúa, ngô,mía đường, cao lương sẽ rất có hiệu quả.
Hiện nay trong các loại phân NPK của Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đều được phối trộn với Silic, có tỷ lệ thích hợp. Sử dụng phân NPK Đầu Trâu không những có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng mà cũng sẽ bảo đảm đầy đủ nhu cầu chất Silic cho cây, lại rất tiện lợi.
Ngoài ra Bình Điền cũng có các sản phẩm bón lót gọi M1, M2 và M3, có chứa Silic và cả các chất trung, vi lượng khác, thích hợp cho bà con bón kèm khi sử dụng phân đơn.
Trên thị trường cũng đang lưu hành chế phẩm Si-Ca (gọi là Silic-Ca), số lượng không nhiều nhưng sử dụng cũng khá tiện lợi cho trường hợp bà con sử dụng phân đơn không chứa silic.
-------------------------------